Cập nhật tin tức mới về văn bản pháp luật về Hải Quan

Chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện việc áp dụng chính sách thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất XK thuộc các tờ khai NK đăng ký trước ngày 1/9/2016, đã nộp thuế NK và XK sản phẩm sau ngày 1/9/2016.
Chính sách, thủ tục đối với hàng nhập khẩu ủy thác của doanh nghiệp chế xuấtChính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuấtChính sách thuế hàng hóa nhập khẩu sau đó tái xuất
Theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK thì nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK thuộc đối tượng được miễn thuế NK.

Cũng tại điểm d khoản 1 Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK quy định: “Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm” thuộc trường hợp được hoàn thuế NK.

Ngoài ra tại khoản 2 Điều 21 Luật Thuế XK, thuế NK quy định: “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK nhưng chưa XK sản phẩm; hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhưng chưa tái xuất thuộc các tờ khai đăng ký với cơ quan Hải quan trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chưa nộp thuế thì được áp dụng theo quy định của Luật này”.

Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, Tổng cục Hải quan lưu ý các cục hải quan tỉnh, thành phố đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK, chưa XK sản phẩm, đã nộp thuế NK trước ngày 1/9/2016 không thuộc đối tượng được miễn thuế NK, không thuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK.

Động lực khiến Nhật Bản tăng cường kiểm soát xuất khẩu

Động lực khiến Nhật Bản tăng cường kiểm soát xuất khẩu

Nhật Bản đang tăng cường các chính sách kiểm soát xuất khẩu để bảo vệ các công nghệ nhạy cảm cũng như hạn chế khả năng tiếp cận của các đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh cán cân quyền lực thay đổi, cạnh tranh địa chính trị leo thang và những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số mở rộng biên giới an ninh quốc gia.
Nhật Bản – đối tác thương mại “chục tỷ đô” của Việt NamBộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng Yen tiếp tục giảm
Nhật Bản tăng cường bảo vệ các công nghệ nhạy cảm.
Nhật Bản tăng cường bảo vệ các công nghệ nhạy cảm.
Khi các công nghệ tiên tiến ngày càng được phát triển bởi khu vực dân sự thay vì quân sự, mối quan hệ giữa kinh tế tư nhân và an ninh quốc gia ngày càng sâu sắc. Cuộc cạnh tranh giành ưu thế công nghệ đã mở rộng, bao gồm cả việc kiểm soát các công nghệ dân sự. Do đó, các nước phương Tây, bao gồm cả Nhật Bản, đang tăng cường chính sách kiểm soát xuất khẩu để duy trì lợi thế công nghệ, hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ của đối thủ cạnh tranh và đảm bảo các công nghệ nhạy cảm được bảo vệ trong một liên minh đáng tin cậy.

Thông qua Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2022, Nhật Bản đã nhấn mạnh cam kết này bằng các đề xuất cải tiến khuôn khổ kiểm soát xuất khẩu. Cụ thể, hệ thống kiểm soát xuất khẩu của Nhật Bản gồm 3 cấp độ, theo 3 lớp gồm kiểm soát xuất khẩu quốc tế, đàm phán với các quốc gia có cùng chí hướng sở hữu công nghệ – bổ sung cho kiểm soát xuất khẩu quy định theo Đạo luật Ngoại hối và Ngoại thương của Nhật Bản. Cơ chế kiểm soát xuất khẩu quốc tế nhằm kiểm soát phổ biến vũ khí. Cơ chế này không được thực thi bởi luật pháp quốc tế mà là thỏa thuận giữa các quốc gia, nơi các thành viên đàm phán danh sách kiểm soát các công nghệ nhạy cảm.

Tuy nhiên, một cơ chế là Thỏa thuận Wassenaar (WA) đang phải đối mặt với những thách thức trong việc thích ứng với những tiến bộ công nghệ nhanh chóng. Đây là một cơ chế đặc biệt trong số các chế độ kiểm soát xuất khẩu – không chỉ kiểm soát vũ khí thông thường mà còn cả các công nghệ lưỡng dụng dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự. Khi ngày càng có nhiều công nghệ hiện đại thuộc loại công dụng kép, việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn. Các rào cản bao gồm quan điểm khác nhau về rủi ro an ninh giữa các quốc gia thành viên, quá trình đạt được sự đồng thuận chậm chạp và sự không nhất quán trong các tiêu chí cấp phép xuất khẩu quốc gia. Theo WA, nếu một quốc gia từ chối xuất khẩu thì quốc gia khác vẫn có thể cho phép. Điều này làm phức tạp thêm những nỗ lực ngăn chặn rò rỉ công nghệ và đảm bảo cạnh tranh công bằng và quy trình dựa trên sự đồng thuận của WA cản trở khả năng kết hợp nhanh chóng các công nghệ mới vào danh sách kiểm soát. Có thể mất nhiều năm để đạt được thỏa thuận về việc bổ sung các hạng mục mới, phản ánh quan điểm đa dạng về ý nghĩa bảo mật của các công nghệ mới nổi.

Do những điểm yếu của các cơ chế hiện tại và tốc độ cạnh tranh công nghệ ngày càng tăng, Nhật Bản phải thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu linh hoạt hơn. Điều này có thể ngăn chặn sự leo thang xung đột và sự “vô tình” đóng góp vào việc hiện đại hóa quân sự của các đối thủ thông qua các công ty dân sự. Tháng 7/2023, Nhật Bản đã tăng cường kiểm soát 23 mặt hàng, bao gồm cả thiết bị sản xuất chất bán dẫn tiên tiến. Điều này phù hợp với các biện pháp của Mỹ từ năm 2022 nhằm hạn chế xuất khẩu công nghệ bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc.

Tăng cường kiểm soát xuất khẩu làm tăng gánh nặng cho các công ty. Nếu các quy định không rõ ràng sẽ làm tăng gánh nặng thủ tục và rủi ro khiến các công ty trở nên thận trọng quá mức trong hoạt động do bị cơ quan chức năng giám sát nghiêm ngặt. Do đó, Nhật Bản đặt mục tiêu cân bằng những lo ngại này bằng cách thúc đẩy hợp tác quốc tế và tăng cường các biện pháp kiểm soát tổng hợp.

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Đối với điều tra lẩn tránh thuế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo ký quỹ trong vụ điều tra chống lẩn tránh pin năng lượng mặt trờiTiếp tục “tranh cãi” về khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩuHoa Kỳ khởi xướng điều tra xem xét phạm vi áp dụng phòng vệ thương mại với tủ gỗ
Sự thay đổi nhanh nhạy, kịp thời của các doanh nghiệp gỗ trong quảng bá, bán hàng phù hợp với bối cảnh dịch bệnh đã góp phần vào sự tăng trưởng tốt của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng về điều tra xem xét phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo thông báo của DOC, kết luận cuối cùng về điều tra xem xét phạm vi sản phẩm dự kiến được ban hành vào ngày 14/6/2024. Đối với điều tra lẩn tránh thuế, DOC cũng đã tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.

Ngoài ra, DOC đã thiết lập mã vụ việc của nước thứ ba theo hệ thống tự động của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho Việt Nam: A-552-106-000 và C-552-107-000. Việc cập nhật mã vụ việc nhằm theo dõi các quy trình nhập khẩu sản phẩm liên quan vào Hoa Kỳ.

Đồng thời, DOC đã đưa ra dự thảo hướng dẫn về các quy trình và thủ tục nhằm xác minh nguồn gốc và phạm vi sản phẩm của tủ gỗ nhập khẩu, trong đó có những lưu ý về tạm ngừng thanh khoản và đặt cọc thuế; cơ chế chứng nhận của DOC và CBP. Đối với dự thảo hướng dẫn về các quy trình và thủ tục này, các bên quan tâm có thời hạn bình luận đến ngày 19/4/2024, và thời hạn đưa ra ý kiến phản biện (rebuttal comments) là ngày 26/4/2024.

Vụ việc điều tra phạm vi sản phẩm và lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại bị DOC lần lượt khởi xướng từ tháng 5 và tháng 6 năm 2022. Tháng 9/2023, DOC ban hành thông báo điều chỉnh kết luận sơ bộ tháng 3/2023, theo đó liệt kê 3 trường hợp tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam có các bộ phận sản xuất tại Trung Quốc thuộc phạm vi của lệnh áp thuế gốc với Trung Quốc.

Trước đó, từ tháng 4/2020 đến nay, Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) với tủ gỗ có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế CBPG là từ 4,37% đến 262,18%, mức thuế CTC là từ 13,33% đến 293,45%.

Gia tăng nguy cơ Mỹ áp thuế bổ sung với ôtô nhập khẩu từ châu Âu

Gia tăng nguy cơ Mỹ áp thuế bổ sung với ôtô nhập khẩu từ châu Âu

Một nguồn thạo tin ngày 14/2 cho biết báo cáo điều tra của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy hoạt động nhập khẩu ôtô của nước này đe dọa đến an ninh quốc gia, gia tăng khả năng Nhà Trắng áp mức thuế bổ sung đối với ôtô nhập khẩu.
Hải quan cập nhật dữ liệu về giá ô tô nhập khẩu
Còn hơn 1.800 xe ô tô nhập khẩu tại cảng Hiệp Phước
Rà soát ô tô nhập khẩu theo diện biếu tặng
Tuần qua, ô tô nhập khẩu tăng đột biến
Kỷ lục 14.538 ô tô nhập khẩu trong tháng 11
gia tang nguy co my ap thue bo sung voi oto nhap khau tu chau au
e ôtô mới xuất xưởng tại cảng Richmond, California (Mỹ) ngày 24/5/2018.
Một quan chức trong ngành chế tạo ô tô châu Âu cho biết cuộc điều tra được tiến hành, theo chỉ thị của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 5/2018, để tìm câu trả lời cho việc liệu hoạt động nhập khẩu ôtô của Mỹ có “gây tổn hại” cho an ninh quốc gia hay không.

Báo cáo trên, nhiều khả năng sẽ kết luật rằng việc nhập khẩu ôtô là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ, được xem là một rủi ro lớn đối với những hãng chế tạo ôtô nước ngoài và dự kiến được trình lên Nhà Trắng trước ngày 17/2 tới.

Sau khi nhận được báo cáo, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có 90 ngày xem xét trước khi quyết định liệu có áp mức thuế bổ sung đối với ôtô nhập khẩu hay không.

Trước đó, Tổng thống Trump dọa sẽ áp mức thuế mới 25% đối với ôtô nhập khẩu từ châu Âu, đặc biệt nhắm vào Đức, với lý do gây thiệt hại cho ngành ôtô của Mỹ.

Hồi tháng 7/2018, ông Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã đạt một thỏa thuận “đình chiến” thương mại, theo đó hai bên cam kết không áp mức thuế mới trong khi tiếp tục các cuộc đàm phán.

Cùng ngày 14/2, người phát ngôn Ủy ban châu Âu Daniel Rosario nhấn mạnh tuyên bố chung đưa ra hồi tháng 7 năm ngoái nêu rõ hai bên “kiềm chế mọi hành động có nguy cơ gián đoạn tiến trình này.”

Ông cảnh báo “nếu Mỹ đưa ra bất cứ hành động nào, Liên minh châu Âu (EU) sẽ đáp trả.”

Hồi tháng trước, Tổng vụ trưởng thương mại châu Âu Jean-Luc Demarty cho biết EU đã lập danh sách sẵn sàng áp thuế đáp trả đối với lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ có trị giá 20 tỷ euro (22,6 tỷ USD) nếu Mỹ tuyên bố áp thuế bổ sung trước.

Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất

Tổng cục Hải quan vừa trả lời và hướng dẫn Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Dương Minh thực hiện chính sách thuế đối với hàng hóa NK của DN chế xuất.
Chính sách thuế đối với hàng hóa NK phục vụ dự án ODA không hoàn lạiChính sách thuế đối với nguyên liệu mua trong nước để phục vụ gia công hàng hóa XKÁp dụng chính sách thuế của doanh nghiệp chế xuất
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Thuế XK, thuế NK: “Đối tượng chịu thuế XNK không áp dụng đối với trường hợp hàng hóa XK từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác”.

Cũng tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK quy định: “Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa XNK và phương tiện, hành khách XNC; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ XNK”.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “DN chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập DN chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký DN chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, DN chế xuất phải được cơ quan Hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế XNK trước khi chính thức đi vào hoạt động. Trường hợp DN không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của DN chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế XNK”.

Khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DN chế xuất là khu phi thuế quan; thủ tục kiểm tra, xác nhận khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DN chế xuất, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư đăng ký DN chế xuất; kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra giám sát hải quan đối với DN chế xuất.

Căn cứ các quy định hiện hành, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp DN đáp ứng khái niệm khu phi thuế quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK và được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan thì hàng hóa NK của DN để phục vụ hoạt động chế xuất và chỉ sử dụng trong DN chế xuất thuộc đối tượng không chịu thuế XNK.

Trường hợp DN chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan.

Đối chiếu trường hợp của Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Dương Minh, DN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 3/10/2023, sau thời điểm Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 134/2016/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 25/4/2021), việc kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Do đó, DN được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan theo quy định của Luật Thuế XK, thuế NK kể từ thời điểm là DN chế xuất nêu tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Tổng cục Hải quanđề nghị Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Dương Minh nghiên cứu các quy định nêu trên, đối chiếu với trường hợp thực tế của DN để xác định cụ thể thủ tục hải quan và chính sách thuế tương ứng. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ các cơ quan có liên quan hoặc cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn thực hiện.

Chính sách đối với mặt hàng phế liệu của DN chế xuất xuất khẩu

Chính sách đối với mặt hàng phế liệu của DN chế xuất xuất khẩu

Trước vướng mắc của Công ty TNHH Hải quan Shinhan Việt Nam liên quan đến chính sách đối với mặt hàng phế liệu XK của DN chế xuất, Tổng cục Hải quan đã có trả lời và hướng dẫn cụ thể.

Liên quan đến chính sách về phế liệu của hoạt động gia công đã được quy định rõ tại khoản 1 Điều 55 Thông tư 38/2025/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Theo đó, quy định nêu rõ: “Phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa XK không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác”. Do đó, Công ty TNHH Hải quan Shinhan Việt Nam cần căn cứ quy định hiện hành và thực tế hoạt động sản xuất để xác định phế liệu trong quá trình gia công.

Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thực hiện Hải quan số sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Trong ảnh: Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan KCN B
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long (Cục Hải quan Hà Nội)
Đối với chính sách thuế XK của hàng hóa khi XK trả lại cho bên gia công, điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế XK, thuế NK quy định: “Đối tượng chịu thuế XNK không áp dụng đối với các trường hợp sau: Hàng hóa XK từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác”.

Ngoài ra tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK cũng quy định: “Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, đảm bảo điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa XNK và phương tiện, hành khách XNC; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ XNK”.

Tại khoản 1 Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định: “Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DN chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng ra, cửa ra vào đảm bảo việc đưa hàng ra ra, vào DN chế xuất chỉ qua cổng/ cửa; có hệ thống camera giám sát quan sát được các vị trí tại cổng/ cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh camera được kết nối trực tuyến với cơ quan Hải quan quản lý DN và được lưu giữ tại DN chế xuất tối thiểu 12 tháng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan Hải quan và DN về hệ thống camera giám sát để thực hiện quy định. Có phần mềm quản lý hàng hóa NK thuộc đối tượng không chịu thuế của DN chế xuất để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa NK theo quy định pháp luật về hải quan”.

Tổng cục Hải quan cho rằng, trường hợp DN A là DN chế xuất đáp ứng điều kiện là khu phi thuế quan theo quy định khi xuất trả hàng hóa cho bên gia công thì thuộc đối tượng không chịu thuế XK.

Đối với chính sách quản lý mặt hàng, theo mô tả của Công ty TNHH Hải quan Shinhan Việt Nam thì mặt hàng “bội bạc” XK là sản phẩm loại ra, phát sinh trong quá trình gia công linh kiện điện tử. Do đó, về chính sách quản lý mặt hàng, Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty TNHH Hải quan Shinhan Việt Nam nghiên cứu quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định 08/2022/NĐ-CP; Nghị định 69/2018/NĐ-CP; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT và các văn bản hướng dẫn liên quan để đối chiếu với thực tế hàng hóa XK làm cơ sở áp dụng chính sách quản lý mặt hàng tương ứng, thực hiện đúng quy định.

Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị Công ty TNHH Hải quan Shinhan Việt Nam liên hệ với cơ quan Hải quan nơi dự kiến thực hiện thủ tục hải quan để được hướng dẫn cụ thể.

Tháo gỡ chính sách miễn thuế, hoàn thuế cho doanh nghiệp chế xuất

Tháo gỡ chính sách miễn thuế, hoàn thuế cho doanh nghiệp chế xuất

Thời gian qua, cơ quan Hải quan tiếp nhận nhiều ý kiến của các DN đề nghị giải đáp, hướng dẫn chính sách liên quan đến vấn đề miễn thuế, hoàn thuế NK và GTGT cho hàng hóa NK của các DN chế xuất. Tổng cục Hải quan đã trả lời và có hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể.

DN nêu, theo hướng dẫn tại Công văn 4032/TCHQ-GSQL ngày 16/8/2021 của Tổng cục Hải quan, đối với hàng hóa NK phải tái xuất theo mã loại hình B13- XK hàng hóa có nguồn gốc NK (chưa qua chế biến, gia công), DN cần lưu ý khi khai tờ khai XK tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai XK điện tử hoặc ô “ghi chép khác” của tờ khai giấy. Cụ thể: Phải khai rõ “Hàng hóa thuộc đối tượng không thu thuế XK, hoàn thuế NK theo quy định”.

DN cho rằng, nếu thực hiện theo hướng dẫn của Công văn 4032/TCHQ-GSQL, đối với các tờ khai tái xuất theo mã loại hình B13 mà không được ghi chú đúng hoặc không ghi chú “Hàng hóa thuộc đối tượng không thu thuế XK, hoàn thuế NK theo quy định” thì DN có rủi ro sẽ không được hoàn thuế NK.

DN đề xuất vẫn được hoàn thuế NK, thuế GTGT NK đối với hàng hóa NK phải tái xuất trả lại nhà cung cấp hoặc xuất sang nước thứ 3 hoặc xuất vào khu phi thuế quan theo loại hình B13 nếu đáp ứng đúng quy định tại Điều 34, Nghị định 134/2016/NĐ-CP dù các tờ khai tái xuất B13 không ghi chú thông tin “Hàng hóa thuộc đối tượng không thu thuế XK, hoàn thuế NK theo quy định” tại phần Ghi chú trên tờ khai tái xuất.

Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho rằng, việc hoàn thuế NK đối với hàng hóa NK phải tái xuất thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK và Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Công văn 4032/TCHQ-GSQL chỉ là văn bản hướng dẫn việc khai báo các tiêu chí trên tờ khai hải quan, không phải căn cứ để từ chối việc hoàn thuế cho DN. Do đó, việc hoàn thuế, cơ quan Hải quan sẽ căn cứ các quy định, chính sách pháp luật hiện hành và hồ sơ cụ thể của DN.

Theo DN, các quy định hiện hành chưa có hướng dẫn rõ ràng thời hạn nộp thuế trong trường hợp ấn định thuế đối với lượng nguyên liệu, vật tư thuộc loại hình NK để gia công, sản xuất hàng hóa XK (bao gồm cả DN chế xuất) phát sinh chênh lệch âm giữa số lượng tồn thực tế so với số lượng tồn khai báo cơ quan Hải quan. DN đề xuất, cần có quy định cụ thể, từ đó làm cơ sở để người khai hải quan nộp thuế và tính tiền chậm nộp (nếu có).

Cũng theo DN, tại thời điểm ấn định, cơ quan Hải quan và người khai hải quan không thể xác định được chính xác hàng hóa bị ấn định thuế thuộc tờ khai NK ban đầu nào. Đồng thời khi bị ấn định thuế do phát sinh chênh lệch âm, thì lượng hàng hóa bị ấn định được xem như không còn nguyên trạng khi NK nên phù hợp để áp theo điểm b khoản 6 thay vì theo điểm c khoản 6 Điều 17, Nghị định 126/2020/NĐ-CP. DN cũng cho rằng, do quy định chưa có hướng dẫn rõ ràng về thời hạn nộp thuế nên quy định là ngày ký ban hành quyết định ấn định thuế, đồng thời sẽ không tính tiền chậm nộp, nếu người khai hải quan nộp đủ tiền thuế ấn định theo thời hạn trong quyết định ấn định.

Trả lời các vấn đề DN nêu, Tổng cục Hải quan cho biết, điểm a khoản 6 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể thời hạn nộp tiền thuế ấn định.

Ngoài ra, hàng hóa XNK bị ấn định thuế nhưng người khai thuế không kê khai trên tờ khai hải quan hoặc có kê khai trên tờ khai hải quan nhưng tờ khai hải quan bị hủy theo quy định của pháp luật về hải quan, hàng hóa NK đã qua gia công, sản xuất không còn nguyên hạng như khi NK ban đầu, hàng hóa NK thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế được cầm cố, thế chấp làm tài sản đảm bảo các khoản vay do người khai thuế không có khả năng trả nợ bị tổ chức tín dụng xử lý theo quy định của pháp luật, hàng hóa NK bị kê biên để bán đấu giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án thuộc các trường hợp phải nộp thuế thời hạn nộp thuế là ngày ký ban hành quyết định ấn định thuế.

Đối với trường hợp ấn định thuế đối với hàng hóa NK để gia công, sản xuất XK, hàng hóa NK không thuộc đối tượng chịu thuế, hàng hóa khác thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau nhưng vẫn còn nguyên trạng khi NK, cơ quan Hải quan không xác định được chính xác số lượng hàng hóa theo từng tờ khai NK thì tờ khai để áp dụng thời hạn nộp tiền thuế ấn định là tờ khai NK cuối cùng có mặt hàng bị ấn định thuế trong thời kỳ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Trường hợp mặt hàng bị ấn định thuế của tờ khai NK cuối cùng có số lượng hàng hóa nhỏ hơn số lượng hàng hóa bị ấn định thuế thì số lượng hàng hóa bị ấn định thuế chênh lệch được tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai liền kề trước đó theo cùng loại hình NK có cùng mặt hàng bị ấn định thuế”.

DN đề xuất cơ quan Hải quan xem xét trường hợp hoàn thuế “Người nộp thuế đã nộp thuế NK nhưng hàng hóa phải tái xuất được hoàn thuế NK và không phải nộp thuế XNK” được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 19, Luật Thuế XK, thuế NK để phê duyệt cho các trường hợp: Nguyên vật liệu DN nội địa cung cấp cho DN chế xuất theo hợp đồng gia công là nguyên vật liệu mua ở trong nước, có hóa đơn chứng từ đầy đủ rõ ràng, đã nộp thuế GTGT theo quy định; DN gia công XK (không phải chế xuất) giao gia công lại một phần cho DN chế xuất (giao bán thành phẩm hoặc 1 phần nguyên vật liệu), sau đó nhập lại sản phẩm gia công rồi XK sản phẩm gia công ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan; DN sản xuất XK (không phải chế xuất) giao gia công lại một phần cho DN chế xuất (giao bán thành phẩm hoặc 1 phần nguyên vật liệu), sau đó nhập lại sản phẩm gia công rồi XK sản phẩm gia công ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan.

Theo Tổng cục Hải quan, tại Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK; Điều 10, Điều 12, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung Nghị định 18/2021/NĐ-CP đã quy định về hoàn thuế XNK cũng như các quy định sản phẩm thuê gia công, sản xuất, lắp ráp tại khu phi thuế quan NK có sử dụng nguyên liệu, linh kiện NK từ nước ngoài vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế NK hoặc nộp thuế NK theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng NK.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, đối chiếu với các quy định hiện hành, sản phẩm thuê gia công tại khu phi thuế quan NK vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế NK theo quy định. Sản phẩm gia công NK sau đó XK ra nước ngoài hoặc tiếp tục gia công tại Việt Nam sau đó XK sản phẩm này ra nước ngoài thì không thuộc các trường hợp hoàn thuế NK theo quy định tại pháp luật về thuế XNK.