Cập nhật tin tức mới về văn bản pháp luật về Hải Quan

Thủ tục nhập khẩu máy tính công nghiệp

Máy tính công nghiệp hiện đang là mặt hàng được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp hiện đại. Với công nghệ sự tiến bộ không ngừng và sự đổi mới trong quy trình sản xuất. Thiết bị này đã nhanh chóng trở thành trọng tâm của nhiều ngành công nghiệp. Với thiết kế đặc biệt đáp ứng những yêu cầu khắt khe. Không chỉ mang lại hiệu suất cao mà còn đảm bảo tính ổn định và độ bền trong mọi điều kiện làm việc.

Chính vì thế hiện nay việc nhập khẩu máy tính công nghiệp rất được quan tâm. Sau đây là các bước thủ tục nhập khẩu máy tính công nghiệp.

Xác định HS code nhập khẩu

Máy tính công nghiệp không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Vậy nên cần phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định. HS code của máy tính công nghiệp là 84714190. Mặt hàng này thuế nhập khẩu có ưu đãi 0% và VAT là 10%

Máy tính công nghiệp sẽ có nhiều loại, để dễ hiểu hơn chia làm 2 loại:

Loại 1: tích hợp thiết bị thu phát sóng;
Loại 2: không có thiết bị thu phát sóng.

Cần đăng ký kiểm tra chất lượng của nhà nước

Áp dụng thông tư 11/2020 /BTTTT DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG. Mặt hàng máy tính công nghiệp tích hợp thiết bị thu phát sóng cần phải làm đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước. Nếu máy tính không có thiết bị thu phát sóng thì không cần đăng ký kiểm tra.

Mở tờ khai hải quan nhập khẩu

Trường hợp mặt hàng máy tính công nghiệp có thiết bị thu phát sóng. Phải bắt buộc làm kiểm tra chất lượng nhà nước. Hồ sơ mở tờ khai bao gồm:

Phải có tờ khai hàng hóa cần nhập khẩu.
Phải có giấy đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước.
Phải có packing list, bill, invoice.
Phải có catalogue và certificate of origin nếu có.
Còn đối với mã hàng không có thiết bị thu phát sóng thì hồ sơ mở tờ khai hải quan bao gồm :

Phải có tờ khai hải quan
Phải có bill, invoice, packing list
Phải có catalogue
Bổ sung certificate of origin (nếu có).

Thông quan và vận chuyển về kho

Đối với mặt hàng có thiết bị thu phát sóng sẽ được đưa về kho hàng bảo quản. Cần bổ sung kết quả kiểm tra chất lượng và công bố trong thời hạn quy định sẽ được thông quan.

Còn đối với mặt hàng không có thiết bị thu phát sóng sẽ được thông quan và đem hàng về kho nhanh chóng.

Một số lưu ý về nhãn mác hàng hoá nhập khẩu
Đối với hàng hóa nhập khẩu đặc biệt là máy tính công nghiệp cần phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam. Nhãn mác phải thể hiện đầy đủ những nội dung sau đây:

Tên mặt hàng nhập khẩu
Tên và địa chỉ của những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về hàng hóa này.
Phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa rõ ràng.
Theo tính chất của mỗi loại hàng hóa sẽ có những yêu cầu và nội dung khác nhau.

Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu mới nhất

1. Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu mới nhất

Hình ảnh từ Internet

Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu theo Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP như sau:

– Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:

+ Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;

+ Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;

+ Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

+ Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.

– Hồ sơ hải quan:

+ Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;

+ Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;

+ Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.

– Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).

– Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.

– Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

– Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

– Xử lý hàng tái chế không tái xuất được:

+ Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy;

+ Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.

– Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 và trường hợp không tái xuất được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP hoặc trường hợp nêu tại khoản 7 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại khoản 5 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP để xử lý thuế theo quy định.

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan theo Điều 88 Nghị định 08/2015/NĐ-CP như sau:

– Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

– Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan.

Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.

– Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.

Quy định đối với hàng tạm xuất, tái nhập cho doanh nghiệp chế xuất

Trước vướng mắc của Công ty CP xây lắp và thương mại Trường Lộc về chính sách thuế đối với hàng hóa là máy móc tạm xuất tái nhập cho DN chế xuất thuê theo hợp đồng, Tổng cục Hải quan đã nhanh chóng có trả lời và hướng dẫn cụ thể.
Thủ tục hải quan và chính sách thuế khi doanh nghiệp chế xuất bán cho doanh nghiệp nội địaGiải đáp vướng mắc chính sách thuế, hoàn thuế cho doanh nghiệp chế xuất
Khoản 9 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK đã quy định về hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định thuộc đối tượng miễn thuế.

Theo đó, đối tượng miễn thuế gồm: Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất.

Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế; phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa XNK; hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tải xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế NK của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK cũng quy định về khu phi thuế quan.

Tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định quan hệ trao đổi hàng hóa giữa DN chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ XNK.

Theo Tổng cục Hải quan, đối chiếu với các quy định trên, quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa DN chế xuất (đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK) với bên ngoài là quan hệ XNK. Trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp do DN tạm xuất, tái nhập để thực hiện hợp đồng thuê mượn không phải để phục vụ thi công công trình của DN ở nước ngoài; không phải máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định thì không thuộc đối tượng miễn thuế.

Khi XK DN phải nộp thuế XK (nếu có), khi NK phải nộp thuế NK theo quy định.

Tổng cục Hải quan đề nghị công ty nghiên cứu quy định nêu trên và liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan để được hướng dẫn chi tiết.

Chính sách đối với nhà thầu NK hàng hóa để xây dựng nhà xưởng cho DN chế xuất

Chính sách đối với nhà thầu NK hàng hóa để xây dựng nhà xưởng cho DN chế xuất

Trước đề nghị của Công ty TNHH Serveone Việt Nam về xem xét cơ chế, chính sách, thủ tục hải quan đối với các nhà thầu chính, nhà thầu phụ nhập khẩu hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lắp đặt thiết bị cho chủ đầu tư là DN chế xuất, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể.
Thực hiện thống nhất chính sách thuế GTGT đối với hàng hóa xuất nhập khẩuChính sách hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗChính sách thuế đối với hàng tạm nhập, tái xuất cho DN chế xuất thuê, mượn
Liên quan đến hồ sơ, thủ tục hải quan, chính sách thuế NK đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế theo từng giai đoạn, cụ thể từ 1/4/2015 đến ngày 5/6/2018. Theo đó, tại điểm c khoản 4 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định hồ sơ hải quan đối với hàng hóa NK thuộc đối tượng không chịu thuế thì ngoài các chứng từ nêu tại khoản 2 điều này, người khai hải quan nộp, xuất trình thêm: Hợp đồng bán hàng cho các DN chế xuất theo kết quả đấu thầu hoặc giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT (nếu có) phục vụ xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc của DN chế xuất do các nhà thầu NK.

Về thủ tục hải quan, tại khoản 2 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định, trường hợp nhà thầu NK hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DN chế xuất, sau khi bàn giao công trình cho DN chế xuất thì báo cáo lượng hàng hóa đã NK cho cơ quan Hải quan nơi quản lý DN chế xuất theo mẫu số 18/NTXD-DNCX/GSQL phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo Tổng cục Hải quan, về chính sách thuế, trường hợp nhà thầu NK hàng hóa từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lắp đặt thiết bị cho DN chế xuất đáp ứng quy định về hồ sơ, thủ tục hải quan tại điểm c khoản 4 Điều 16; khoản 2 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì không phải kê khai, nộp thuế NK. Tuy nhiên, trường hợp nhà thầu NK hàng hóa từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lắp đặt thiết bị cho DN chế xuất không đáp ứng quy định về hồ sơ, thủ tục hải quan tại điểm c khoản 4 Điều 16 và khoản 2 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì phải kê khai, nộp thuế NK.

Đối với giai đoạn từ ngày 5/6/2018 đến nay, về hồ sơ hải quan, tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định ngoài hồ sơ hải quan quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này thì hàng hóa của các nhà thầu NK từ nước ngoài đưa trực tiếp vào khu phi thuế quan để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị theo kết quả đấu thầu phải nộp cho cơ quan Hải quan 1 bản chụp hợp đồng bán hàng vào khu phi thuế quan theo kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong đó, quy định giá trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu.

Liên quan đến thủ tục hải quan, tại khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định trường hợp nhà thầu NK hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DN chế xuất thì thực hiện thủ tục hải quan tại chi cục hải quan quản lý DN chế xuất; nhà thầu NK thực hiện khai tờ khai hải quan NK theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, chỉ tiêu “Phần ghi chú” khai thông tin số hợp đồng theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 16 Thông tư này và ngay khi được thông quan hàng hóa phải đưa trực tiếp vào DN chế xuất.

Sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thầu, DN chế xuất và nhà thầu NK báo cáo lượng hàng hóa đã NK cho cơ quan Hải quan nơi quản lý DN chế xuất theo mẫu số 20/NTXD-DNCX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.

Về chính sách thuế, trường hợp nhà thầu NK hàng hóa từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lắp đặt thiết bị cho DN chế xuất đáp ứng quy định về hồ sơ, thủ tục hải quan tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC; khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 75 thông tư 38/2015/TT- BTC thì không phải kê khai, nộp thuế NK.

Trường hợp nhà thầu NK hàng hóa từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lắp đặt thiết bị cho DN chế xuất không đáp ứng quy định về hồ sơ, thủ tục hải quan tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC; khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì phải kê khai, nộp thuế NK.

Đối với chính sách thuế GTGT, theo quy định tại Điều 2, 3, 5, khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT và khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC đã quy định rõ đối tượng chịu thuế, người nộp thuế GTGT.

Theo đó, chỉ trường hợp hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau thì mới thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty TNHH Serveone Việt Nam đối chiếu với các quy định về hồ sơ, thủ tục hải quan, chính sách thuế NK, thuế GTGT hiện hành và tình hình thực tế tại công ty để thực hiện đúng quy định.

Điều kiện để xác định miễn thuế đối với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản trả lời Công ty TNHH Kwang Yang Việt Nam liên quan đến vướng mắc về điều kiện miễn thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất hàng hóa XK.
Hoàn thuế nguyên phụ liệu nhập khẩu tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩuĐiều kiện nào để được xét điều chỉnh trừ khoản giảm giá hàng nhập khẩuQuy định hoàn thuế cho hàng nhập khẩu tại chỗ sau đó xuất khẩu
Tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK; khoản 1 Điều 12 Nghị định 134/2016NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ- CP quy định hàng hóa NK để sản xuất hàng hóa XK được miễn thuế NK.

Cũng tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế. Cụ thể: “Người nộp thuế có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất hàng hóa XK, máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam. Người nộp thuế thực hiện thông báo về cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất của người nộp thuế; thông báo cơ sở sản xuất, gia công của người nhận sản xuất, gia công lại, hợp đồng sản xuất, gia công lại cho cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật hải quan. Trường hợp người nộp thuế thông báo cơ sở sản xuất, gia công lại, hợp đồng sản xuất, gia công lại không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hải quan thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo quy định.

Người nộp thuế giao hàng hóa NK theo quy định tại khoản 1 Điều này để thuê tổ chức, cá nhân khác có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất để sản xuất, gia công lại theo các trường hợp sau: Người nộp thuế giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa NK để thuê tổ chức, cá nhân khác trên lãnh thổ Việt Nam sản xuất, gia công lại một hoặc một số công đoạn của sản phẩm, sau đó nhận lại bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất sản phẩm XK được miễn thuế NK đối với hàng hóa đã NK giao sản xuất, gia công lại.

Người nộp thuế giao một phần hoặc toàn bộ bán thành phẩm do người nộp thuế sản xuất từ hàng hóa NK để thuê tổ chức, cá nhân khác trên lãnh thổ Việt Nam sản xuất, gia công lại một hoặc một số công đoạn của sản phẩm, sau đó nhận lại bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất sản phẩm XK hoặc nhận lại thành phẩm để xuất khẩu được miễn thuế NK đối với hàng hóa đã NK để sản xuất bán thành phẩm giao sản xuất, gia công lại.

Người nộp thuế giao một phần hàng hóa NK để thuê tổ chức, cá nhân khác trên lãnh thổ Việt Nam sản xuất, gia công lại toàn bộ các công đoạn của sản phẩm, sau đó nhận lại thành phẩm để XK được miễn thuế NK đối với hàng hóa đã NK giao sản xuất, gia công lại…”.

Theo đó, liên quan đến cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế, Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty TNHH Kwang Yang Việt Nam nghiên cứu quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP để thực hiện.

Trường hợp Công ty TNHH Kwang Yang Việt Nam không có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất hàng hóa XK, máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam hoặc giao toàn bộ hàng hóa NK để thuê tổ chức, cá nhân khác trên lãnh thổ Việt Nam sản xuất, gia công lại toàn bộ các công đoạn của sản phẩm, sau đó nhận lại thành phẩm để XK thì không đáp ứng cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP.

Chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện việc áp dụng chính sách thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất XK thuộc các tờ khai NK đăng ký trước ngày 1/9/2016, đã nộp thuế NK và XK sản phẩm sau ngày 1/9/2016.
Chính sách, thủ tục đối với hàng nhập khẩu ủy thác của doanh nghiệp chế xuấtChính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuấtChính sách thuế hàng hóa nhập khẩu sau đó tái xuất
Theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK thì nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK thuộc đối tượng được miễn thuế NK.

Cũng tại điểm d khoản 1 Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK quy định: “Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm” thuộc trường hợp được hoàn thuế NK.

Ngoài ra tại khoản 2 Điều 21 Luật Thuế XK, thuế NK quy định: “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK nhưng chưa XK sản phẩm; hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhưng chưa tái xuất thuộc các tờ khai đăng ký với cơ quan Hải quan trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chưa nộp thuế thì được áp dụng theo quy định của Luật này”.

Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, Tổng cục Hải quan lưu ý các cục hải quan tỉnh, thành phố đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK, chưa XK sản phẩm, đã nộp thuế NK trước ngày 1/9/2016 không thuộc đối tượng được miễn thuế NK, không thuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK.

Động lực khiến Nhật Bản tăng cường kiểm soát xuất khẩu

Động lực khiến Nhật Bản tăng cường kiểm soát xuất khẩu

Nhật Bản đang tăng cường các chính sách kiểm soát xuất khẩu để bảo vệ các công nghệ nhạy cảm cũng như hạn chế khả năng tiếp cận của các đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh cán cân quyền lực thay đổi, cạnh tranh địa chính trị leo thang và những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số mở rộng biên giới an ninh quốc gia.
Nhật Bản – đối tác thương mại “chục tỷ đô” của Việt NamBộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng Yen tiếp tục giảm
Nhật Bản tăng cường bảo vệ các công nghệ nhạy cảm.
Nhật Bản tăng cường bảo vệ các công nghệ nhạy cảm.
Khi các công nghệ tiên tiến ngày càng được phát triển bởi khu vực dân sự thay vì quân sự, mối quan hệ giữa kinh tế tư nhân và an ninh quốc gia ngày càng sâu sắc. Cuộc cạnh tranh giành ưu thế công nghệ đã mở rộng, bao gồm cả việc kiểm soát các công nghệ dân sự. Do đó, các nước phương Tây, bao gồm cả Nhật Bản, đang tăng cường chính sách kiểm soát xuất khẩu để duy trì lợi thế công nghệ, hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ của đối thủ cạnh tranh và đảm bảo các công nghệ nhạy cảm được bảo vệ trong một liên minh đáng tin cậy.

Thông qua Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2022, Nhật Bản đã nhấn mạnh cam kết này bằng các đề xuất cải tiến khuôn khổ kiểm soát xuất khẩu. Cụ thể, hệ thống kiểm soát xuất khẩu của Nhật Bản gồm 3 cấp độ, theo 3 lớp gồm kiểm soát xuất khẩu quốc tế, đàm phán với các quốc gia có cùng chí hướng sở hữu công nghệ – bổ sung cho kiểm soát xuất khẩu quy định theo Đạo luật Ngoại hối và Ngoại thương của Nhật Bản. Cơ chế kiểm soát xuất khẩu quốc tế nhằm kiểm soát phổ biến vũ khí. Cơ chế này không được thực thi bởi luật pháp quốc tế mà là thỏa thuận giữa các quốc gia, nơi các thành viên đàm phán danh sách kiểm soát các công nghệ nhạy cảm.

Tuy nhiên, một cơ chế là Thỏa thuận Wassenaar (WA) đang phải đối mặt với những thách thức trong việc thích ứng với những tiến bộ công nghệ nhanh chóng. Đây là một cơ chế đặc biệt trong số các chế độ kiểm soát xuất khẩu – không chỉ kiểm soát vũ khí thông thường mà còn cả các công nghệ lưỡng dụng dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự. Khi ngày càng có nhiều công nghệ hiện đại thuộc loại công dụng kép, việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn. Các rào cản bao gồm quan điểm khác nhau về rủi ro an ninh giữa các quốc gia thành viên, quá trình đạt được sự đồng thuận chậm chạp và sự không nhất quán trong các tiêu chí cấp phép xuất khẩu quốc gia. Theo WA, nếu một quốc gia từ chối xuất khẩu thì quốc gia khác vẫn có thể cho phép. Điều này làm phức tạp thêm những nỗ lực ngăn chặn rò rỉ công nghệ và đảm bảo cạnh tranh công bằng và quy trình dựa trên sự đồng thuận của WA cản trở khả năng kết hợp nhanh chóng các công nghệ mới vào danh sách kiểm soát. Có thể mất nhiều năm để đạt được thỏa thuận về việc bổ sung các hạng mục mới, phản ánh quan điểm đa dạng về ý nghĩa bảo mật của các công nghệ mới nổi.

Do những điểm yếu của các cơ chế hiện tại và tốc độ cạnh tranh công nghệ ngày càng tăng, Nhật Bản phải thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu linh hoạt hơn. Điều này có thể ngăn chặn sự leo thang xung đột và sự “vô tình” đóng góp vào việc hiện đại hóa quân sự của các đối thủ thông qua các công ty dân sự. Tháng 7/2023, Nhật Bản đã tăng cường kiểm soát 23 mặt hàng, bao gồm cả thiết bị sản xuất chất bán dẫn tiên tiến. Điều này phù hợp với các biện pháp của Mỹ từ năm 2022 nhằm hạn chế xuất khẩu công nghệ bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc.

Tăng cường kiểm soát xuất khẩu làm tăng gánh nặng cho các công ty. Nếu các quy định không rõ ràng sẽ làm tăng gánh nặng thủ tục và rủi ro khiến các công ty trở nên thận trọng quá mức trong hoạt động do bị cơ quan chức năng giám sát nghiêm ngặt. Do đó, Nhật Bản đặt mục tiêu cân bằng những lo ngại này bằng cách thúc đẩy hợp tác quốc tế và tăng cường các biện pháp kiểm soát tổng hợp.

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Đối với điều tra lẩn tránh thuế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo ký quỹ trong vụ điều tra chống lẩn tránh pin năng lượng mặt trờiTiếp tục “tranh cãi” về khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩuHoa Kỳ khởi xướng điều tra xem xét phạm vi áp dụng phòng vệ thương mại với tủ gỗ
Sự thay đổi nhanh nhạy, kịp thời của các doanh nghiệp gỗ trong quảng bá, bán hàng phù hợp với bối cảnh dịch bệnh đã góp phần vào sự tăng trưởng tốt của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng về điều tra xem xét phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo thông báo của DOC, kết luận cuối cùng về điều tra xem xét phạm vi sản phẩm dự kiến được ban hành vào ngày 14/6/2024. Đối với điều tra lẩn tránh thuế, DOC cũng đã tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.

Ngoài ra, DOC đã thiết lập mã vụ việc của nước thứ ba theo hệ thống tự động của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho Việt Nam: A-552-106-000 và C-552-107-000. Việc cập nhật mã vụ việc nhằm theo dõi các quy trình nhập khẩu sản phẩm liên quan vào Hoa Kỳ.

Đồng thời, DOC đã đưa ra dự thảo hướng dẫn về các quy trình và thủ tục nhằm xác minh nguồn gốc và phạm vi sản phẩm của tủ gỗ nhập khẩu, trong đó có những lưu ý về tạm ngừng thanh khoản và đặt cọc thuế; cơ chế chứng nhận của DOC và CBP. Đối với dự thảo hướng dẫn về các quy trình và thủ tục này, các bên quan tâm có thời hạn bình luận đến ngày 19/4/2024, và thời hạn đưa ra ý kiến phản biện (rebuttal comments) là ngày 26/4/2024.

Vụ việc điều tra phạm vi sản phẩm và lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại bị DOC lần lượt khởi xướng từ tháng 5 và tháng 6 năm 2022. Tháng 9/2023, DOC ban hành thông báo điều chỉnh kết luận sơ bộ tháng 3/2023, theo đó liệt kê 3 trường hợp tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam có các bộ phận sản xuất tại Trung Quốc thuộc phạm vi của lệnh áp thuế gốc với Trung Quốc.

Trước đó, từ tháng 4/2020 đến nay, Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) với tủ gỗ có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế CBPG là từ 4,37% đến 262,18%, mức thuế CTC là từ 13,33% đến 293,45%.

Gia tăng nguy cơ Mỹ áp thuế bổ sung với ôtô nhập khẩu từ châu Âu

Gia tăng nguy cơ Mỹ áp thuế bổ sung với ôtô nhập khẩu từ châu Âu

Một nguồn thạo tin ngày 14/2 cho biết báo cáo điều tra của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy hoạt động nhập khẩu ôtô của nước này đe dọa đến an ninh quốc gia, gia tăng khả năng Nhà Trắng áp mức thuế bổ sung đối với ôtô nhập khẩu.
Hải quan cập nhật dữ liệu về giá ô tô nhập khẩu
Còn hơn 1.800 xe ô tô nhập khẩu tại cảng Hiệp Phước
Rà soát ô tô nhập khẩu theo diện biếu tặng
Tuần qua, ô tô nhập khẩu tăng đột biến
Kỷ lục 14.538 ô tô nhập khẩu trong tháng 11
gia tang nguy co my ap thue bo sung voi oto nhap khau tu chau au
e ôtô mới xuất xưởng tại cảng Richmond, California (Mỹ) ngày 24/5/2018.
Một quan chức trong ngành chế tạo ô tô châu Âu cho biết cuộc điều tra được tiến hành, theo chỉ thị của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 5/2018, để tìm câu trả lời cho việc liệu hoạt động nhập khẩu ôtô của Mỹ có “gây tổn hại” cho an ninh quốc gia hay không.

Báo cáo trên, nhiều khả năng sẽ kết luật rằng việc nhập khẩu ôtô là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ, được xem là một rủi ro lớn đối với những hãng chế tạo ôtô nước ngoài và dự kiến được trình lên Nhà Trắng trước ngày 17/2 tới.

Sau khi nhận được báo cáo, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có 90 ngày xem xét trước khi quyết định liệu có áp mức thuế bổ sung đối với ôtô nhập khẩu hay không.

Trước đó, Tổng thống Trump dọa sẽ áp mức thuế mới 25% đối với ôtô nhập khẩu từ châu Âu, đặc biệt nhắm vào Đức, với lý do gây thiệt hại cho ngành ôtô của Mỹ.

Hồi tháng 7/2018, ông Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã đạt một thỏa thuận “đình chiến” thương mại, theo đó hai bên cam kết không áp mức thuế mới trong khi tiếp tục các cuộc đàm phán.

Cùng ngày 14/2, người phát ngôn Ủy ban châu Âu Daniel Rosario nhấn mạnh tuyên bố chung đưa ra hồi tháng 7 năm ngoái nêu rõ hai bên “kiềm chế mọi hành động có nguy cơ gián đoạn tiến trình này.”

Ông cảnh báo “nếu Mỹ đưa ra bất cứ hành động nào, Liên minh châu Âu (EU) sẽ đáp trả.”

Hồi tháng trước, Tổng vụ trưởng thương mại châu Âu Jean-Luc Demarty cho biết EU đã lập danh sách sẵn sàng áp thuế đáp trả đối với lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ có trị giá 20 tỷ euro (22,6 tỷ USD) nếu Mỹ tuyên bố áp thuế bổ sung trước.