Cập nhật tin tức mới về văn bản pháp luật về Hải Quan

Thủ tục và thuế nhập khẩu tai nghe có dây

Quy định về nhãn mác Tai nghe có dây khi nhập khẩu
Chi phí vận chuyển, thời gian nhập khẩu Tai nghe có dây
Thời gian vận chuyển đường biển và đường hàng không
Giá vận chuyển hàng hóa đường biển, đường bộ và đường hàng không
Thủ tục nhập khẩu một số mặt hàng tương tự
Chọn Flatworld làm đơn vị logistics nhập khẩu Tai nghe có dây của bạn?

Bạn đang muốn nhập khẩu Tai nghe có dây để kinh doanh tại Việt Nam? Bạn đang cần tìm hiểu thuế nhập khẩu Tai nghe có dây tại thời điểm này là bao nhiêu? có ưu đãi thuế nhập khẩu cho mặt hàng Tai nghe có dây không? Thủ tục nhập khẩu Tai nghe có dây thế nào? Quy trình nhập khẩu Tai nghe có dây ra sao?

Tại bài viết này, Flatworld với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ nhập khẩu mặt hàng Tai nghe có dây với các doanh nghiệp/cá nhân trên cả nước sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp những vấn đề trên

Mã HS và thuế khi nhập khẩu Tai nghe có dây năm 2024

Thuế VAT và thuế nhập khẩu ưu đãi Tai nghe có dây

Tai nghe có dây có HS thuộc chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên

Khi nhập khẩu Tai nghe có dây, nhà nhập khẩu cần nộp các loại thuế sau:

Thuế giá trị gia tăng – hay còn gọi là VAT
Thuế nhập khẩu
Mã HS:  Mô tả
8518 – Micro và giá đỡ micro; loa, đã hoặc chưa lắp ráp vào trong vỏ loa; tai nghe có khung chụp qua đầu và tai nghe không có khung chụp qua đầu, có hoặc không ghép nối với một micro, và các bộ gồm có một micro và một hoặc nhiều loa; thiết bị điện khuếch đại âm tần; bộ tăng âm điện.

85183090 – – Loại khác
Lưu ý: Mã HS và thuế kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ một số thị trường chính năm 2024

Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ một số thị trường chính năm 2024
Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ Trung Quốc vào Việt Nam: 0% (ACFTA hoặc RCEP)
Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ Ấn Độ vào Việt Nam: 0% (AIFTA)
Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ Mỹ vào Việt Nam: 15% (Thuế NK ưu đãi)
Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ các nước ASEAN vào Việt Nam: 0% (ATIGA)
Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ Hàn Quốc vào Việt Nam: 0% (AKFTA hoặc VKFTA hoặc RCEP)
Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ Nhật Bản vào Việt Nam: 0% (AJCEP) hoặc 0% (VJEPA hoặc RCEP hoặc CPTPP)
Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ Anh vào Việt Nam: 2,5% (UKVFTA)
Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ Châu Âu (EU) vào Việt Nam: 2.5% (EVFTA)
Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ Úc vào Việt Nam: 0% (AANZFTA hoặc RCEP)
Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ Nga vào Việt Nam: 0% (VN–EAEUFTA)
Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ Canada vào Việt Nam: 0% (CPTPP)
Thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ Mexico vào Việt Nam: 0% (CPTPP)
Trên đây liệt kê thuế nhập khẩu Tai nghe có dây từ một số thị trường chính, lưu ý: với các nước có FTA, hàng hóa chỉ có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với mức thuế kể trên nếu đáp ứng điều kiện theo yêu cầu của hiệp định. Nếu không đáp ứng điều kiện của hiệp định thì hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi.

Chính sách và thủ tục nhập khẩu

Nhập khẩu Tai nghe có dây cần giấy phép gì?

Khi nhập khẩu Tai nghe có dây có mã HS như trên không có chính sách gì đặc biệt. Như vậy, khi nhập khẩu thì nhà nhập khẩu chỉ cần chuẩn bị bộ hồ sơ khai báo hải quan thông thường.

Thủ tục hải quan nhập khẩu Tai nghe có dây

Do không có chính sách quản lý chuyên ngành đặc biệt, khi nhập khẩu Tai nghe có dây, người nhập khẩu nộp Bộ hồ sơ nhập khẩu theo quy định thông thường (như invoice, bill, packing list, chứng nhận xuất xứ).

Quy định về nhãn mác Tai nghe có dây khi nhập khẩu

Tai nghe có dây nhập khẩu cần tuân thủ các quy định về nhãn mác đối với hàng hóa nhập khẩu (Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa)

Thời gian vận chuyển đường biển và đường hàng không

Flatworld – Chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển xuất khẩu, nhập khẩu Tai nghe có dây theo đường biển, đường hàng không từ Việt Nam đến các nước trên thế giới và ngược lại

Giá vận chuyển hàng hóa đường biển, đường bộ và đường hàng không
Cước vận chuyển hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, gồm: cố định và biến động theo thời gian. Vì vậy, hãy cung cấp thông tin về lô hàng cụ thể hoặc dự kiến của bạn cho Flatworld để nhận báo giá đầy đủ về các chi phí cho toàn bộ quá trình nhập khẩu. – LH email: info@flatworld.vn

Chọn Flatworld làm đơn vị logistics nhập khẩu Tai nghe có dây của bạn?

Flatworld là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận quốc tế tại Việt Nam

Nhập khẩu ô tô có chiều hướng sôi động

Nhập khẩu ô tô có chiều hướng sôi động

Nửa đầu tháng 6 (1-15/6), tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu cả nước vẫn duy trì ở mức cao, theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan mới công bố.

Cụ thể, nửa đầu tháng 6, cả nước nhập khẩu 8.038 ô tô, tổng kim ngạch đạt 154,35 triệu USD.

Trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống có lượng nhập khẩu nhiều nhất với 6.913 xe, tổng kim ngạch hơn 115 triệu USD.

Tính từ đầu năm đến 15/6, cả nước nhập khẩu 66.752 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch đạt gần 1,4 tỷ USD.

Với hơn 8.000 xe trong nửa đầu tháng 6, hoạt động nhập khẩu ô tô đang có dấu hiệu sôi động trở lại khi tiếp tục duy trì lượng nhập ở mức cao.

Trước đó, tháng 5 cả nước nhập khẩu 14.941 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 311 triệu USD, tăng 29,2% về lượng và tăng 21,7% về kim ngạch so với tháng trước.

Về thị trường nhập khẩu, Indonesia vẫn đang dẫn đầu về lượng xe với 26.233 xe, kim ngạch đạt 380 triệu USD (cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 5).

Thái Lan đứng thứ 2 về lượng xe nhập khẩu 18.495 xe và 357 triệu USD.

Thị trường Trung Quốc đứng thứ 3 về lượng xe nhập khẩu nhưng đứng đầu về kim ngạch với kết quả 11.869 xe và 373 triệu USD. Sở dĩ kim ngạch nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc dẫn đầu, bởi xe nhập từ thị trường này chủ yếu là ô tô tải, ô tô chuyên dụng nên trị giá cao.

Hệ thống bị sự cố, Tổng cục Hải quan ‘hỏa tốc’ hướng dẫn khai thủ công trong đêm

Tối 6.8, theo Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, hệ thống công nghệ thông tin và một cửa quốc gia bị tạm ngừng hoạt động để thực hiện xử lý kỹ thuật. Ngay trong đêm 6.8, Tổng cục Hải quan đã có công văn “hỏa tốc” gửi cục hải quan các tỉnh thành…

Theo Tổng cục Hải quan, ngày 6.8, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố không thể thực hiện thủ tục hải quan, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong khi chờ khắc phục sự cố, để đảm bảo quá trình giải quyết thủ tục không bị gián đoạn đối với các lô hàng đã được thông quan/ giải phóng hàng/ đưa về bảo quản/ phê duyệt vận chuyển… Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục trưởng hải quan địa phương chỉ đạo các chi cục trưởng quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho bãi… bố trí lãnh đạo và công chức trực 24/7 trong thời gian hệ thống gặp sự cố.

Thông báo lỗi của trang web Tổng cục Hải quan

 

Đối với hàng hóa xuất khẩu, Tổng cục Hải quan đề nghị người khai hải quan in 2 bản tờ khai xuất khẩu/ vận chuyển chịu sự giám sát hải quan đã được thông quan/giải phóng hàng/phê duyệt vận chuyển và nộp cho bộ phận giám sát của chi cục hải quan nơi quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho bãi… Với công chức hải quan, tiếp nhận 2 bản tờ khai nói trên, ghi rõ ngày tháng năm, đóng dấu công chức trên ô “ghi chú”; vào sổ theo dõi các thông tin người đại diện doanh nghiệp; lưu 1 bản, trả lại cho người khai 1 bản để nộp cho doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng… khi đưa hàng vào để xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh và thực hiện giám sát hàng hóa trong quá trình xếp lên phương tiện vận tải.

Đối với hàng xuất khẩu, người khai cũng thực hiện 2 bản tờ khai nhập khẩu và nộp cho bộ phận giám sát của chi cục hải quan nơi quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho bãi…; xuất trình hàng hóa thuộc diện niêm phong hải quan.

Với hàng hóa thực hiện niêm phong hải quan, cơ quan hải quan yêu cầu chi cục hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi thực hiện niêm phong, lập 3 biên bản bàn giao theo mẫu… Theo dõi thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan. Tại chi cục hải quan nơi hàng hóa đến, các thủ tục tiếp nhận cũng phải thực hiện thủ công, lập 2 biên bản bàn giao…

Theo Tổng cục Hải quan, sau khi hệ thống được khắc phục, các chi cục phải cập nhật ngay thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của hải quan vào hệ thống tương ứng.

Công văn “hỏa tốc” của Tổng cục Hải quan cũng nhấn mạnh các cục hải quan địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát thông tin các lô hàng xuất, nhập khẩu, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm để xử lý theo quy định.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan nơi đăng ký tờ khai và nơi lưu giữ hàng hóa tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin nhằm phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hải quan tốt; đồng thời thông báo cho các doanh nghiệp kinh doanh, kho bãi cảng phối hợp thực hiện. Các cục hải quan phải lập tổ trợ cấp để hướng dẫn triển khai thực hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh, tạo điều kiện cho các hoạt động xuất nhập khẩu.

 

Thủ tục nhập khẩu máy tính công nghiệp

Máy tính công nghiệp hiện đang là mặt hàng được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp hiện đại. Với công nghệ sự tiến bộ không ngừng và sự đổi mới trong quy trình sản xuất. Thiết bị này đã nhanh chóng trở thành trọng tâm của nhiều ngành công nghiệp. Với thiết kế đặc biệt đáp ứng những yêu cầu khắt khe. Không chỉ mang lại hiệu suất cao mà còn đảm bảo tính ổn định và độ bền trong mọi điều kiện làm việc.

Chính vì thế hiện nay việc nhập khẩu máy tính công nghiệp rất được quan tâm. Sau đây là các bước thủ tục nhập khẩu máy tính công nghiệp.

Xác định HS code nhập khẩu

Máy tính công nghiệp không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Vậy nên cần phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định. HS code của máy tính công nghiệp là 84714190. Mặt hàng này thuế nhập khẩu có ưu đãi 0% và VAT là 10%

Máy tính công nghiệp sẽ có nhiều loại, để dễ hiểu hơn chia làm 2 loại:

Loại 1: tích hợp thiết bị thu phát sóng;
Loại 2: không có thiết bị thu phát sóng.

Cần đăng ký kiểm tra chất lượng của nhà nước

Áp dụng thông tư 11/2020 /BTTTT DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG. Mặt hàng máy tính công nghiệp tích hợp thiết bị thu phát sóng cần phải làm đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước. Nếu máy tính không có thiết bị thu phát sóng thì không cần đăng ký kiểm tra.

Mở tờ khai hải quan nhập khẩu

Trường hợp mặt hàng máy tính công nghiệp có thiết bị thu phát sóng. Phải bắt buộc làm kiểm tra chất lượng nhà nước. Hồ sơ mở tờ khai bao gồm:

Phải có tờ khai hàng hóa cần nhập khẩu.
Phải có giấy đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước.
Phải có packing list, bill, invoice.
Phải có catalogue và certificate of origin nếu có.
Còn đối với mã hàng không có thiết bị thu phát sóng thì hồ sơ mở tờ khai hải quan bao gồm :

Phải có tờ khai hải quan
Phải có bill, invoice, packing list
Phải có catalogue
Bổ sung certificate of origin (nếu có).

Thông quan và vận chuyển về kho

Đối với mặt hàng có thiết bị thu phát sóng sẽ được đưa về kho hàng bảo quản. Cần bổ sung kết quả kiểm tra chất lượng và công bố trong thời hạn quy định sẽ được thông quan.

Còn đối với mặt hàng không có thiết bị thu phát sóng sẽ được thông quan và đem hàng về kho nhanh chóng.

Một số lưu ý về nhãn mác hàng hoá nhập khẩu
Đối với hàng hóa nhập khẩu đặc biệt là máy tính công nghiệp cần phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam. Nhãn mác phải thể hiện đầy đủ những nội dung sau đây:

Tên mặt hàng nhập khẩu
Tên và địa chỉ của những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về hàng hóa này.
Phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa rõ ràng.
Theo tính chất của mỗi loại hàng hóa sẽ có những yêu cầu và nội dung khác nhau.

Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu mới nhất

1. Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu mới nhất

Hình ảnh từ Internet

Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu theo Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP như sau:

– Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:

+ Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;

+ Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;

+ Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

+ Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.

– Hồ sơ hải quan:

+ Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;

+ Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;

+ Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.

– Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).

– Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.

– Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

– Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

– Xử lý hàng tái chế không tái xuất được:

+ Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy;

+ Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.

– Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 và trường hợp không tái xuất được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP hoặc trường hợp nêu tại khoản 7 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại khoản 5 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP để xử lý thuế theo quy định.

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan theo Điều 88 Nghị định 08/2015/NĐ-CP như sau:

– Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

– Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan.

Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.

– Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.

Quy định đối với hàng tạm xuất, tái nhập cho doanh nghiệp chế xuất

Trước vướng mắc của Công ty CP xây lắp và thương mại Trường Lộc về chính sách thuế đối với hàng hóa là máy móc tạm xuất tái nhập cho DN chế xuất thuê theo hợp đồng, Tổng cục Hải quan đã nhanh chóng có trả lời và hướng dẫn cụ thể.
Thủ tục hải quan và chính sách thuế khi doanh nghiệp chế xuất bán cho doanh nghiệp nội địaGiải đáp vướng mắc chính sách thuế, hoàn thuế cho doanh nghiệp chế xuất
Khoản 9 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK đã quy định về hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định thuộc đối tượng miễn thuế.

Theo đó, đối tượng miễn thuế gồm: Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất.

Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế; phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa XNK; hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tải xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế NK của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK cũng quy định về khu phi thuế quan.

Tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định quan hệ trao đổi hàng hóa giữa DN chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ XNK.

Theo Tổng cục Hải quan, đối chiếu với các quy định trên, quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa DN chế xuất (đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK) với bên ngoài là quan hệ XNK. Trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp do DN tạm xuất, tái nhập để thực hiện hợp đồng thuê mượn không phải để phục vụ thi công công trình của DN ở nước ngoài; không phải máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định thì không thuộc đối tượng miễn thuế.

Khi XK DN phải nộp thuế XK (nếu có), khi NK phải nộp thuế NK theo quy định.

Tổng cục Hải quan đề nghị công ty nghiên cứu quy định nêu trên và liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan để được hướng dẫn chi tiết.

Chính sách đối với nhà thầu NK hàng hóa để xây dựng nhà xưởng cho DN chế xuất

Chính sách đối với nhà thầu NK hàng hóa để xây dựng nhà xưởng cho DN chế xuất

Trước đề nghị của Công ty TNHH Serveone Việt Nam về xem xét cơ chế, chính sách, thủ tục hải quan đối với các nhà thầu chính, nhà thầu phụ nhập khẩu hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lắp đặt thiết bị cho chủ đầu tư là DN chế xuất, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể.
Thực hiện thống nhất chính sách thuế GTGT đối với hàng hóa xuất nhập khẩuChính sách hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗChính sách thuế đối với hàng tạm nhập, tái xuất cho DN chế xuất thuê, mượn
Liên quan đến hồ sơ, thủ tục hải quan, chính sách thuế NK đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế theo từng giai đoạn, cụ thể từ 1/4/2015 đến ngày 5/6/2018. Theo đó, tại điểm c khoản 4 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định hồ sơ hải quan đối với hàng hóa NK thuộc đối tượng không chịu thuế thì ngoài các chứng từ nêu tại khoản 2 điều này, người khai hải quan nộp, xuất trình thêm: Hợp đồng bán hàng cho các DN chế xuất theo kết quả đấu thầu hoặc giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT (nếu có) phục vụ xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc của DN chế xuất do các nhà thầu NK.

Về thủ tục hải quan, tại khoản 2 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định, trường hợp nhà thầu NK hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DN chế xuất, sau khi bàn giao công trình cho DN chế xuất thì báo cáo lượng hàng hóa đã NK cho cơ quan Hải quan nơi quản lý DN chế xuất theo mẫu số 18/NTXD-DNCX/GSQL phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo Tổng cục Hải quan, về chính sách thuế, trường hợp nhà thầu NK hàng hóa từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lắp đặt thiết bị cho DN chế xuất đáp ứng quy định về hồ sơ, thủ tục hải quan tại điểm c khoản 4 Điều 16; khoản 2 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì không phải kê khai, nộp thuế NK. Tuy nhiên, trường hợp nhà thầu NK hàng hóa từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lắp đặt thiết bị cho DN chế xuất không đáp ứng quy định về hồ sơ, thủ tục hải quan tại điểm c khoản 4 Điều 16 và khoản 2 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì phải kê khai, nộp thuế NK.

Đối với giai đoạn từ ngày 5/6/2018 đến nay, về hồ sơ hải quan, tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định ngoài hồ sơ hải quan quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này thì hàng hóa của các nhà thầu NK từ nước ngoài đưa trực tiếp vào khu phi thuế quan để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị theo kết quả đấu thầu phải nộp cho cơ quan Hải quan 1 bản chụp hợp đồng bán hàng vào khu phi thuế quan theo kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong đó, quy định giá trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu.

Liên quan đến thủ tục hải quan, tại khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định trường hợp nhà thầu NK hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DN chế xuất thì thực hiện thủ tục hải quan tại chi cục hải quan quản lý DN chế xuất; nhà thầu NK thực hiện khai tờ khai hải quan NK theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, chỉ tiêu “Phần ghi chú” khai thông tin số hợp đồng theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 16 Thông tư này và ngay khi được thông quan hàng hóa phải đưa trực tiếp vào DN chế xuất.

Sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thầu, DN chế xuất và nhà thầu NK báo cáo lượng hàng hóa đã NK cho cơ quan Hải quan nơi quản lý DN chế xuất theo mẫu số 20/NTXD-DNCX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.

Về chính sách thuế, trường hợp nhà thầu NK hàng hóa từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lắp đặt thiết bị cho DN chế xuất đáp ứng quy định về hồ sơ, thủ tục hải quan tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC; khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 75 thông tư 38/2015/TT- BTC thì không phải kê khai, nộp thuế NK.

Trường hợp nhà thầu NK hàng hóa từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lắp đặt thiết bị cho DN chế xuất không đáp ứng quy định về hồ sơ, thủ tục hải quan tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC; khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì phải kê khai, nộp thuế NK.

Đối với chính sách thuế GTGT, theo quy định tại Điều 2, 3, 5, khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT và khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC đã quy định rõ đối tượng chịu thuế, người nộp thuế GTGT.

Theo đó, chỉ trường hợp hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau thì mới thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty TNHH Serveone Việt Nam đối chiếu với các quy định về hồ sơ, thủ tục hải quan, chính sách thuế NK, thuế GTGT hiện hành và tình hình thực tế tại công ty để thực hiện đúng quy định.